Các cán bộ nhân viên hay tất cả lao động khi tham gia lao động tại một đơn vị nào đó ngoài việc nhận tiền lương thì còn nhận thêm tiền phụ cấp, trợ cấp. Khoản tiền phụ cấp đó có thể là tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền ăn giữa ca. Như vậy phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN hay không? Và có phải nộp BHXH hay không? Mời các bạn cùng trung tâm đào tạo kế toán Newtrain chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.
1. Tiền phụ cấp là gì?
Tiền phụ cấp là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, sinh hoạt và mức độ phức tạp của công việc… Khoản tiền này chưa tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương cơ bản mà người lao động nhận được.
2. Phụ cấp xăng xe có chịu thuế TNCN?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
Những thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới dạng hình thức bằng tiền hoặc không phải bằng tiền.
- Các khoản trợ cấp, phụ cấp (trừ một số khoản được quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền người tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức
- Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ một số khoản được quy định tại điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Như vậy, ta có thể thấy rằng:
Vì các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do tổ chức, doanh nghiệp trả mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức thì phải chịu thuế TNCN. Hơn nữa, trong các quy định về khoản phụ cấp, hỗ trợ được miễn thuế TNCN không nói đến khoản phụ cấp xăng xe được miễn thuế TNCN. Cho nên khoản tiền phụ cấp xăng xe cho người lao động là khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN.
Chú ý:
Tuy nhiên, nếu là khoản hỗ trợ xăng xe để phục vụ việc đi lại trong quá trình công tác (khoản công tác phí) thì được miễn thuế TNCN nhưng yêu cầu phải theo mức quy định của doanh nghiệp.
3. Phụ cấp xăng xe có phải đóng BHXH không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam có nói rõ như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ XĂNG XE, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Như vậy, ta có thể kết luận được rằng:
Khoản tiền phụ cấp xăng xe KHÔNG phải được BHXH.
Trong nhiều trường hợp, phụ cấp xăng xe cũng là một khoản chi phí lớn, vì vậy vẫn phải chịu tính thuế TNCN của lao động. Tuy nhiên, khoản tiền phụ cấp xăng xe sẽ không phải đóng BHXH.
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo hotline 098.721.8822